Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Những dòng thơ Quang Dũng
“Đường đi không gió lòng sao lạnh
Bụi vướng ngang đầu mong nhớ ai”

 


Image result for tây tiến


 

Chạy ngược dòng thời gian, dân tộc ta trải qua bao nhiêu cuộc chiến chống ngoại xâm. Vì không thể quên, nên chúng ta phải kể về cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng Pháp, khi quân đội Việt Nam vừa thành lập, vũ khí hãy còn quá thô sơ, nhưng phải chống lại đạo quân viễn chinh kinh nghiệm và hùng mạnh. Mặc dầu sự chiến đấu khó khăn nhưng đã đem lại chiến thắng trong vinh quang, nhờ bởi sự hy sinh hào hùng của người lính. Sự trưởng thành của một đạo quân được nuôi dưỡng và động viên ở yếu tố tinh thần. Tinh thần là yếu tố quyết định trước tiên để đem lại mọi chiến thắng. Nhớ lại từ xưa, trên dòng sông Như Nguyệt vào mùa Xuân 1077, quân dân ta đã chận đứng cuộc tiến công của hàng chục vạn quân Tống. Chiến thắng sông Gianh quân ta đã đánh bại quân Chiêm do Nguyên soái Lý Thường Kiệt chỉ huy, thu hồi vùng đất Quảng Bình về cùng Đại Việt. Cận đại hơn nữa, chiến thắng Sông Lô năm 1947 đã đánh dấu sự chuyển mình quân đội và nhân dân Việt Nam, gây nên nổi kinh hoàng cho thực dân Pháp. Từ những giấc mơ Đại Việt của tuổi trẻ Việt Nam, trong đó Quang Dũng là một thành phần trong tuổi trẻ ấy. Cho nên, bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng ra đời vào năm 1948 đáp ứng cho tình yêu lẫn tình nước. Là một thanh niên, một chiến sĩ cách mạng và một nhà thơ biết rung động trước tình yêu lứa đôi, nhưng không lãng quên bổn phận.

 

 Ở đó, trong giòng thơ trù của bài Tây Tiến, Quang Dũng thốt lên niềm nhớ nhung luyến tiếc khi rời xa chiến trường Tây Bắc:

 

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! 

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi 

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi 

Mường Lát hoa về trong đêm hơi…

 

Điểm bắt đầu của “Tây Tiến” tác giả đã dựng nên tấm gương bất tử ở người lính chống Pháp. Tây Tiến là tên gọi của đoàn quân, được quy tụ bởi những thanh niên tràn đầy nhựa sống lớn lên từ kinh đô Thăng Long. Cũng chính tác giả Tây Tiến là vị Đại đội Trưởng của đoàn quân mang màu sắc rất vô cùng Việt Nam, khi được lệnh di chuyển đơn vị. Người chỉ huy Tây Tiến, nhớ núi nhớ rừng, nhớ đồng đội, nhớ về chiến trường xưa bằng bao cảm xúc, nên đã thôi thúc Quang Dũng viết lên:

 

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! 

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi 

 

Trong những cuộc hành quân tìm diệt địch về đêm ở Sài Khao, một làng nhỏ ngày nóng đêm lạnh,  đoàn quân Tây Tiến suốt ngày đêm mỏi mệt, phủ đầy sương gió trên vai người chiến binh. Bao nhiêu khó khăn cản trở trên đoạn đường gian khổ và hiểm nguy ấy, người chiến sĩ vẫn thấy thiên nhiên mơ mộng như “hoa” như “sương”, nhìn về “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

 

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm 

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

 

Mặc dầu gian khổ hiểm nguy và cái chết kề cận, nhưng người chiến sĩ Tây Tiến Quang Dũng vẫn hồn nhiên mơ mộng, khi bắt gặp hình bóng giai nhân lúc dừng quân bên quán ven đường. Cho dù người bán quán ăn mặc rách rưới, tả tơi. Nhưng sắc đẹp thùy mỵ, mặn mà mang vóc dáng của người con gái Hà thành vẫn ẩn hiện nơi cô. Từ cảm hứng ấy Quang Dũng đã viết lên: 




“Tôi khách qua đường trưa nắng gắt 

Nghỉ nhờ đây quán lệch tường xiêu 

Giàn mướp nghèo không hứa hẹn bao nhiêu 

Mùa gạo đắt, đường xa, thưa khách vắng...

... Em có một mình nhà hoang vắng quá 

Mảnh chăn đào em đắp có hoa thiêu 

Hàng của em chai lọ xác xơ nghèo 

Tôi nhìn lại, mảnh quần xưa đã vá 

Tôi chợt nhớ chúng ta không nhà cửa 

Em tản cư tôi là lính tiền phương 

Xa Hà Nội cùng nhau từ một thuở 

Lòng rưng rưng thương nhau qua dọc đường 

Tiền nước trả em rồi. Nắng gắt 

Đường xa xa mờ mờ núi và mây 

Hồn lính vương qua vài sợi tóc 

Tôi thương mà em đâu có hay”.

 

Quả là tuyệt tác, tác giả đã diễn tả hai nhân vật cùng một hoàn cảnh. Em tản cư, còn tôi là lính tiền phương. Cả 2 đều không có nhà. Em từ Hà Nội và tôi cũng thế, chúng ta “cùng xa Hà Nội từ một thuở”. Hòan cảnh đất nước chiến tranh em thì “mãnh quần xưa đã vá”, còn tôi: “nghỉ nhờ đây qua quán lệch tường xiêu”. Xét trên phương diện vật chất, Quang Dũng và cô hàng quán giống nhau, kẻ thì “quán lệch tường xiêu”, người thì “nghỉ nhờ đây”. Chúng ta không nhà không cửa, em rằng “chỉ một mình nhà hoang vắng quá/Mãnh chăn đào em đắp có hoa thêu”. Tất cả chỉ là hoàn cảnh chiến tranh do bọn Thực dân Pháp gây nên. Thế nhưng cho dù vật chất thiếu thốn, từ trái tim Quang Dũng đã nhận ra được sự réo gọi tình cảm lứa đôi, để từ đó ông đã bắt nối nhịp cầu cùng cô hàng quán: “Hồn lính vương qua vài sợi tóc/Tôi thương mà em đâu có hay.” Đây chính là mối tình đơn phương của người chiến sĩ Bộ đội Tây Tiến đối với cô hàng quán ven đường.

 

Trên góc văn chương và tầm nhìn văn học, sự đóng góp của Quang Dũng không nhiều, nhưng lượng và phẩm không thể phân chia ranh giới của giá trị dở hay. Chúng ta hãy cùng nhau đọc lại một số câu thơ tình tiêu biểu của Quang Dũng để đánh giá thứ vị trong chiếc chiếu văn chương của hôm qua, ngày nay và ngày sẽ tới:




“Đường đi không gió lòng sao lạnh

Bụi vướng ngang đầu mong nhớ ai”

 

Đường lên chiến khu Việt Bắc ôi thôi gian truân, chập chùng, núi rừng trùng điệp, gánh nặng ba lô và súng đạn trên vai không sờn lòng người chiến binh Tây Tiến. Nhưng bỏ lại tình yêu sau lưng, đã làm chạnh lòng và ray rứt Quang Dũng: 




“Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai

Sông xa từng lớp, lớp mưa dài

Mắt kia em có sầu cô quạnh

Khi chớm heo về một sớm mai‘

 

Hay




“Người đi mang nửa hồn đơn lẻ

Tôi về hoài vọng một đôi câu”.

 

Khác với những rung động tình cảm, Tây Tiến còn đưa ra một hình ảnh qua chiếc áo xiêm y, chiếc áo ngày xưa có màu sắc sặc sỡ dành cho lễ hội. Bên cạnh ấy tác giả còn diễn tả những nét tinh nghịch của người lính trẻ, nhưng không kém trữ tình và thơ mộng của những người con gái miền núi e ấp bên giòng nhạc Viên Chăn: 

 

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 

Kìa em xiêm áo tự bao giờ 

Khèn lên man điệu nàng e ấp 

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ 

 

Sự trầm lặng của núi rừng đồng hành cùng những trầm mặc của người lính Tây Tiến, cho dù người lính mệt nhọc đến độ “không mọc tóc”. Thế nhưng, trong nhịp bước quân hành khi người chiến sĩ Tây Tiến dừng chân vẫn mơ về Hà Nội, nơi ấy đang cưu mang những người con gái có dáng mỹ kiều và toát lên mùi thơm da thịt. Đêm Tây Bắc không gian lãng đãng với “dòng nước lũ hoa đong đưa”, họ vẫn nhớ về Hà Nội:




Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

 

Khi “quốc gia hưng vong” thì “thất phu hữu trách” điều ấy là trở thành hiển nhiên của mỗi công dân Việt Nam khi giặc Tàu, giặc Pháp xâm lấn nước ta. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận lòng hy sinh và mất mát lớn lao của cuộc đời người lính trong tuổi hoa niên, lòng dũng cảm ấy cộng thêm sức chịu đựng bởi những thử thách của thiên nhiên hùng vĩ, đôi lúc cũng bị giới hạn bởi sức người:




Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục bên súng mũ bỏ quên đời

 

Trên một cái nhìn khác, Tây Tiến không những khắc họa hình ảnh người lính Vệ Quốc Đoàn trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, mà còn là hình ảnh của những anh hùng đứng trước sự kì vĩ của một đất nước Việt Nam kì vĩ. Một đất nước tráng lệ đã nẩy sinh những con người bất tử luôn luôn vì tổ quốc. Ngay cả giòng sông Mã cũng đã gầm lên khúc độc hành, để tiếc thương:




Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

 

Mọi cuộc chiến rồi cũng sẽ qua, thời gian và cỏ cây sẽ che lấp đi ngôi mộ của những chiến sĩ vô danh. Thế nhưng văn chương trong lòng văn học với sứ mệnh thiêng liêng phải viết và phải ghi, phải nhớ về hình ảnh của những người lính đã nằm xuống để bảo vệ tổ quốc, và phải dựng lên bức tường bất tử. Quang Dũng trong Tây Tiến tay trái cầm súng diệt thù, tay phải viết lên những áng văn chương bất hủ, dựng lên tượng hình như một nhân vật sống, ghi lại dấu ấn ngàn thu qua thi ca của ông. 

 

Thiên nhiên Tây Bắc là những đêm lạnh cắt da, sương mù che phủ, lam sơn chướng khí, ngày nắng đêm mưa, đêm nghe tiếng thác gầm đổ xuống nơi thượng nguồn. Nơi phát sinh những huyền bí núi rừng. Nhưng chính những khắc nghiệt của núi rừngTây Bắc, người đến khó ở, nhưng người đi lại khó quên. Do đó Chế Lan Viên đã đồng cảm với Quang Dũng nên đã viết thành thơ:

 

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.

 

Hoặc

 

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

(Thơ Chế Lan Viên)

 

Ở Quang Dũng, ta nhìn thấy tác giả đã thể hiện cái chết vinh quang của người chiến sĩ Tây Tiến, khí phách ngạo nghễ anh hùng. Với cách dụng văn như “chiến trường, viễn xứ, độc hành, áo bào”, tác giả đã gián tiếp cho biết mặt trận Tây Bắc người lính hy sinh quá nhiều không đủ chiếu để quàn thân, nên phải để nguyên”chiến bào” tức là y phục tiễn đưa người lính về với đất:




"Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất"

 

Thời gian đã đi qua, chiến tranh đã lìa xa đất nước, hình ảnh những người lính Pháp đầu hàng thua trận Điện Biên Phủ đã chấm dứt sau 80 năm đô hộ nước ta. Nhìn ảnh ấy chúng ta nhớ ơn những người chiến sĩ đã nằm xuống để đất nước ta được độc lập. Trong đó sự đóng góp của đoàn quân Tây Tiến là một thành phần không thể phủ nhận. Cho đến hôm nay, bài thơ Tây Tiến đã ra đời được 68 năm (1948). Mặc dầu với khoản thời gian hơn 6 thập niên, nhưng sức quyến rũ vẫn như ngày đầu khi đoàn quân Tây Tiến hành quân vùng rừng núi Tây Bắc. Bằng bút pháp tuyệt vời vô cùng lãng mạng, Quang Dũng đã diễn tả nỗi thống khổ của người lính, nhưng lại mang một hào khí sáng ngời khi chiến đấu. Bên cạnh hào khí ấy, người lính vẫn có nét hào hoa phong nhã. Quang Dũng và hơn hết người lính Tây Tiến Quang Dũng đã để cho chúng ta một gia tài vĩ đại trong nền văn học nước nhà./.




Tiến sỹ: Nguyễn Hữu Hoạt

 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Giới thiệu về cuốn sách Trục quay lịch sử (11-01-2017)
    Buôn sách, bán sách và tình yêu văn học (15-08-2016)
    'Túp lều bác Tom' - bản án của một người phụ nữ dành cho chế độ nô lệ Mỹ (20-07-2016)
    Xét lại hình tượng cô Tấm (08-07-2016)
    Một góc nhìn về nguồn gốc tiếng Việt (01-06-2016)
    Những bê bối tình ái tai tiếng nhất trong lịch sử văn học thế giới (08-05-2016)
    Thử lý giải hai 'nghịch lý' ở nàng Kiều (10-04-2016)
    Tiền bạc, của cải trong tục ngữ của người Việt (13-03-2016)
    Đẹp và buồn trong quan niệm thẩm mỹ của Yasunary Kawabata (20-02-2016)
    Di cảo thơ Xuân Diệu - tiếng thơ bi thương cho cuộc tình tan vỡ (03-02-2016)
    Thử lý giải hai 'nghịch lý' ở nàng Kiều (19-01-2016)
    Thép đã tôi thế đấy: Một cuốn sách, một số phận... (09-01-2016)
    Tô Hoài - giữa sự viết và hư vô (03-01-2016)
    Lời giải cho nghi án giới tính của 'ông hoàng thơ tình' Xuân Diệu (27-12-2015)
    Nghệ thuật miêu tả cái chết trong sử thi Mahabharata (16-12-2015)
    Đừng phê bình khi trình chưa có (05-12-2015)
    Sự thật phũ phàng về nhân vật Quan Vũ trong Tam quốc (23-11-2015)
    Chí Phèo, nhân vật bị khước từ (17-11-2015)
    'Những người khốn khổ' - sự vĩ đại của những cuộc đời giản dị... (03-11-2015)
    Suy ngẫm về những cuốn sách cấm (19-10-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152757616.